Là 1 cô nàng đang đeo trên tay chiếc nhẫn cầu hôn, chắc hẳn ý nghĩa nhẫn cầu hôn là điều bạn rất quan tâm. Có 1 câu nói rất nổi tiếng rằng “Chiếc nhẫn cầu hôn sẽ khóa chặt trái tim”. Thực sự, nhẫn cầu hôn không chỉ dừng lại là 1 chiếc nhẫn kim cương lấp lánh, mà nó còn chứa đựng rất nhiều thông điệp bên trong.
Ý nghĩa nhẫn cầu hôn có nhiều thông điệp ẩn chứa, tuy nhiên nét nghĩa “khóa chặt trái tim” là 1 trong những điều khiến ai cũng tò mò, liệu 1 chiếc nhẫn lại “thần kỳ” đến vậy sao?
Nhẫn cầu hôn được trao trước khi cưới, với ý nghĩa thể hiện mong muốn đính ước, ước mơ nên duyên vợ chồng của chàng trai với người yêu. Về thời điểm trao nhẫn thì lại không cần quá cầu kỳ, các chàng chỉ cần chọn một thời điểm thuận tiện đẹp trời và gây được sự lãng mạn, đặc biệt phải bất ngờ cho người ấy, thông thường là ngày nắng đẹp hay một buổi tối lãng mạn nên thơ. Vì thế, nếu người con gái nhận chiếc nhẫn này cũng có nghĩa là chấp nhận lời cầu hôn của chàng trai và đồng ý tiến tới lễ cưới. Từ đó cô gái sẽ trở thành người vợ thủy chung của chàng trai trong suốt cuộc đời còn lại.
Đây là vật biểu trưng cho một giai đoạn mới, nghiêm túc, mong muốn gắn kết trọn đời với người mình yêu nên thông thường nhẫn cầu hôn chỉ có 1 chiếc, chàng trai dành tặng cô gái. Tuy nhiên, xu hướng văn hóa hiện đại ngày nay, nhiều cặp tình nhân cũng đã chọn nhẫn đôi để làm nhẫn cầu hôn. Với suy nghĩ cặp nhẫn chính là nhân chứng cho hạnh phúc trong tình yêu, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tình cảm của cả hai.
Mặt khác, nhẫn cầu hôn thường gắn với những viên kim cương hoặc các loại đá quý, chúng lấp lánh, sang trọng, đẹp đến mê hoặc lòng người. Không ai có thể chối từ trước vẻ đẹp xuất thần từ những viên kim cương.
Bởi vậy, ý nghĩa nhẫn cầu hôn không chỉ đơn giản là 1 chiếc nhẫn đẹp, nó còn là cả tấm chân tình cả 2 dành cho nhau, là lời hẹn ước thủy chung và gắn kết bền lâu.
Ý nghĩa nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới khác nhau rất nhiều. Cùng Vĩnh Cara tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa 2 mẫu nhẫn này nhé!
Nếu cô gái đồng ý với lời cầu hôn chân thành, theo nền văn hóa Á Đông, hãy đeo nhẫn cầu hôn vào ngón giữa bàn tay trái của cô ấy.
Ngón áp út được xem là tình trạng hôn nhân của mỗi người, nhẫn cưới được đeo vào ngón áp út của bàn tay trái. Do đó, khi ngón này xuất hiện chiếc nhẫn cũng là lời nhắn nhủ với thế giới rằng “Tôi là hoa đã có chủ” hay còn được biết là đã có gia đình.
Nhẫn cầu hôn được trao trước khi cưới, cụ thể là khoảnh khắc chàng trai cầu hôn cô gái, khoảnh khắc cô gái đồng ý sẽ là lúc chàng trai được phép đeo lên tay cô gái của mình. Trong lễ cưới hoặc lễ ăn hỏi của phương các nước Đông, 2 người lúc này đã là vợ chồng sẽ chính thức trao nhẫn cưới cho nhau.
Ngày nay, khi mẫu mã trang sức ngày càng đa dạng, vật liệu tạo nên chiếc nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới cũng đa dạng không kém. Thông thường, nhẫn cầu hôn thường là nhẫn đính kim cương. Nhẫn cưới thì đơn giản hơn, thường chọn vàng làm chất liệu tạo nên. Thiết kế của nhẫn cưới cũng nhẹ nhàng, phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Trong khi đó nhẫn cầu hôn cầu kỳ, phù hợp với sở thích của các phái đẹp là nổi bật.
Các cặp đôi trẻ hiện nay cũng có rất nhiều sự sáng tạo trong việc tạo ra cặp nhẫn cưới của riêng mình. Như yêu cầu chạm khắc thêm tên hai người ở mặt trong của chiếc nhẫn. Hoặc đính thêm đá, tạo thêm chi tiết mới lạ, để cặp nhẫn trở nên độc đáo và riêng biệt chỉ của cả hai.
Tuy nhiên, không có bất kỳ quy chuẩn nào về vật liệu của nhẫn trong cả cầu hôn và nhẫn cưới. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế của cả hai mà có sự lựa chọn phù hợp, tiêu chí vẫn đáp ứng độ bền, đẹp theo thời gian.
Với cả sự thấu hiểu và tận tâm, Vĩnh Cara tự tin mang đến các cặp đôi những chiếc nhẫn đẹp nhất dành riêng cho 2 người!