Trang sức vốn đã rất đa dạng cũng như cách đeo, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái và phù hợp với trang phục hay phong cách riêng. Mặc dù vậy, nhẫn cầu hôn thì đeo ngón nào luôn là câu hỏi mà nhiều anh chàng và cô nàng đặt ra, bởi họ cho rằng đây là việc hệ trọng. Họ muốn tình yêu của mình mãi vững bền, mãnh liệt, đặc biệt khi đeo trên tay chiếc nhẫn “đánh dấu chủ quyền”!
Buổi cầu hôn thường diễn ra trong không khí lãng mạn, thiêng liêng và bất ngờ. Có thể là trong những buổi hẹn hò riêng tư của cặp đôi hay trước sự chứng kiến của nhiều người, bạn bè, bố mẹ, …Không những thế, nhẫn cầu hôn còn đóng vai trò như một lời đính ước, hứa hẹn về một gia đình hạnh phúc trong tương lai gần của cặp đôi, đồng thời là lời tuyên bố với cả thế giới rằng mình là “hoa đã có chủ”.
Vì vậy mà cách đeo nhẫn đính hôn quan trọng cũng như ý nghĩa trọng đại của chiếc nhẫn. Nhẫn đính hôn là biểu hiện cho sự chân thành, trân trọng đối phương và mong muốn được ở bên nhau đến cuối đời của các chàng trai dành cho người phụ nữ quan trọng.
Cầu hôn xuất phát đầu tiên từ phương Tây, sau đó du nhập vào phương Đông, tùy theo nền văn hóa mà có những quan niệm khác nhau về cách đeo chiếc nhẫn thiêng liêng này. Vậy, nhẫn cầu hôn thì đeo ngón nào mới đúng đây?
Người ta tin rằng tình yêu xuất phát từ trái tim, vậy nên, ngón áp út bàn tay trái là vị trí mà tĩnh mạch sẽ chạy trực tiếp về tim, do đó, nó có một sự liên kết mạnh mẽ với nơi này, sẽ là vị trí phù hợp để đeo nhẫn đính hôn. Tuy nhiên, đây là cách chọn ngón tay đeo nhẫn ở một số nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ.
Người Do Thái lại quan niệm rằng, tay phải sẽ may mắn hơn. Những người phụ nữ Do Thái sau khi được cầu hôn, họ chọn đeo chiếc nhẫn “đánh dấu chủ quyền” này lên ngón trỏ bàn tay phải của mình.
Mặt khác, khi du nhập vào các nước châu Á, khác với văn hóa phương Tây, phụ nữ phương Đông thường đeo nhẫn cầu hôn trên ngón giữa bàn tay trái. Ở phương Đông, họ quan niệm rằng mỗi ngón tay sẽ tượng trưng cho một đối tượng và mối quan hệ nhất định. Vị trí ngón giữa bàn tay trái đại diện cho chính bản thân mình, đeo nhẫn cầu hôn ngón này đồng nghĩa khẳng định “tôi là hoa đã có chủ”.
Thực ra, tùy theo quan niệm và các nền văn hóa khác nhau, người phụ nữ sẽ chọn ngón tay đeo nhẫn cầu hôn phù hợp, mặt khác, vẫn phải đảm bảo sự thoải mái, thuận tiện nhất cho bạn trong sinh hoạt hằng ngày nhé.
Nếu là 1 cô gái Á Đông, có thể bạn sẽ chọn đeo chiếc nhẫn cầu hôn vào ngón áp út bàn tay trái sau khi đồng ý nhận lời cầu hôn cho đến ngày cưới. Khi nghi thức trao nhẫn cưới diễn ra, chiếc nhẫn cầu hôn sẽ được đeo ở ngón giữa tay trái để “nhường chỗ” cho chiếc nhẫn cưới. Mọi người tin rằng như vậy chiếc nhẫn cưới sẽ chiếm vị trí “độc nhất”, gần trái tim nhất và nhẫn cầu hôn sẽ gần ngay cạnh. Chúng hỗ trợ cho nhau, “khóa chặt” trái tim chàng và nàng.
Nhẫn cầu hôn là biểu tượng đẹp minh chứng cho một bước ngoặt đầy ý nghĩa trong tình yêu. Các chàng trai sẽ bỏ không ít tâm tư cho việc chọn lựa một chiếc nhẫn đính hôn như ý. Một chiếc nhẫn đính hôn sẽ có 2 phần quan trọng nhất: vỏ nhẫn và viên kim cương chủ đạo. Viên kim cương chủ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho một chiếc nhẫn đính hôn. Nó chiếm gần như là 60% vẻ đẹp của cả chiếc nhẫn và hơn 50% ngân sách chi cho việc mua nhẫn đính hôn.
Quan tâm đến cảm xúc, sư hài lòng tuyệt đối của khách hàng, đến với Vĩnh Cara, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được 1 chiếc nhẫn cầu hôn kim cương thiên nhiên vừa đảm bảo ngân sách của bạn, vừa thỏa mãn tất cả các tiêu chí của 1 chiếc nhẫn kim cương đẳng cấp. Tất cả các sản phẩm tại Vĩnh Cara đều được chế tác tỉ mỉ, kim cương chuẩn chỉnh đến từng giác cắt, độ trong suốt, màu sắc, và quan trọng hơn hết là “chiếc nhẫn dành riêng cho nàng” sẽ khiến cô ấy “xiêu lòng” vì bạn đấy!